Tin tức bệnh viện

NGÀY THẾ GIỚI NHẬN THỨC VỀ TỰ KỶ 02-04
[ Cập nhật vào ngày (02/04/2024) ]


NGÀY THẾ GIỚI NHẬN THỨC VỀ TỰ KỶ 02-04

Tự kỷ là một rối loạn phát triển phức tạp ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp và tương tác xã hội của một người. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê công bố vào tháng 1/2019, có khoảng 6,2 triệu người khuyết tật từ 2 tuổi trở lên, trong số này có khoảng 1 triệu người tự kỷ, tỷ lệ trẻ em mắc chứng tự kỷ ước khoảng 1% số trẻ sinh ra. Nó cũng có thể dẫn đến các hành vi lặp đi lặp lại và hạn hẹp. Tự kỷ thường được chẩn đoán ở trẻ em, nhưng nó có thể ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi. Ngày Thế giới nhận thức về tự kỷ, với mục đích kêu gọi cộng đồng tăng cường sự quan tâm và hiểu biết về hội chứng này. Cách tốt nhất để hưởng ứng ngày này chính là nhận biết các đặc điểm của người tự kỷ và làm tốt hơn nữa để tất cả chúng ta đều nâng cao hiểu biết, đồng thời thúc đẩy sự tham gia của những người xung quanh.

Ngày Thế giới nhận thức về tự kỷ 2022: Giáo dục hòa nhập chất lượng cho tất  cả

Tự kỷ là gì?

Tự kỷ là một dạng rối loạn phát triển thần kinh được đặc trưng bởi 2 nhóm suy yếu chính là: Khó khăn, hạn chế trong tương tác, giao tiếp, chia sẻ mang tính xã hội; các hành vi, sở thích hạn hẹp và định hình lặp lại. Tự kỷ có thể đi kèm với các dạng rối loạn khác như rối loạn phát triển trí tuệ, rối loạn cảm giác… Do đó, trẻ tự kỷ gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày và các hoạt động chức năng khác như vui chơi, học tập…

Các triệu chứng liên quan đến tự kỷ có thể được phát hiện rất sớm ngay từ khi trẻ 6 tháng tuổi. Một số các triệu chứng sớm phổ  biến nghi ngờ tự kỷ như:

+ Trẻ ít hoặc hầu như không có các biểu lộ cảm xúc qua khuôn mặt và cử chỉ;

  + Trẻ ít hoặc hầu như không có giao tiếp mắt với người khác, không đáp ứng khi được gọi tên;

+ Trẻ không có hoặc có rất ít ngôn ngữ diễn đạt, hoặc ngôn ngữ chậm hơn so với trẻ cùng trang lứa;

+ Trẻ mất khả năng ngôn ngữ hoặc bất kỳ kỹ năng xã hội nào đã có trước đó;

+ Trẻ có các hành vi, sở thích, thói quen mang tính chất rập khuôn, lặp đi lặp lại (đi nhón chân, đi xoay tròn, xếp các đồ vật thành hàng dài hoặc chồng cao, thích các đồ vật quay tròn …)

  Trẻ tự kỷ rất cần tình yêu thương và sự quan tâm từ ba mẹ và người thân. Đừng mặc cảm, không chủ quan, không bỏ rơi trẻ. Và cũng đừng để cho ai kỳ thị trẻ. Ba mẹ hãy kêu gọi sự giúp đỡ của mọi người xung quanh, luôn ở bên con và giành thời gian dạy con, có sự quan tâm đặc biệt của mình để giúp con chiến thắng tự kỷ.

Bên cạnh đó, tự kỷ dù nhẹ hay nặng cũng là tổng hợp của các hội chứng, tình trạng suy giảm nhận thức, tương tác xã hội, ngôn ngữ cũng như khả năng giao tiếp, vì vậy công việc chữa trị cần một quá trình lâu dài, kiên trì, bền bỉ cùng với những phương pháp khoa học từ chuyên gia. Sự phối hợp chặt chẽ của cả cha mẹ, gia đình, giáo viên, cộng đồng.. thì mới có thể mang lại hiệu quả tốt, chứ không thể chỉ dùng thuốc chữa trị như các bệnh khác. Cha mẹ cũng cần chuẩn bị tâm lý tốt, học cách chấp nhận sự khác biệt của con để cùng đồng hành cùng con. 

Nhiều người vẫn còn nhiều hiểu lầm về tự kỷ, dẫn đến sự kỳ thị và phân biệt đối xử. Điều này ảnh hưởng đến cuộc sống của người tự kỷ và gia đình họ.

Hãy cùng chung tay:

  • Tìm hiểu về tự kỷ: Nâng cao hiểu biết về dấu hiệu, đặc điểm của tự kỷ để phát hiện sớm và can thiệp kịp thời.
  • Loại bỏ định kiến: Chống lại sự kỳ thị, phân biệt đối xử, tạo môi trường hòa nhập cho người tự kỷ.
  • Hỗ trợ và đồng hành: Thấu hiểu, khích lệ và hỗ trợ người tự kỷ phát huy tiềm năng của bản thân.

Tổ Truyền Thông - GDSK




Tổ Truyền Thông – Giáo Dục Sức Khỏe




Tìm kiếm

tin tức & sự kiện


Đơn vị trực thuộc

Thư viện ảnh