THÔNG TIN Y HỌC CHO BỆNH NHÂN

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG PHÒNG, CHỐNG BỆNH BẠCH HẦU
[ Cập nhật vào ngày (16/07/2024) ]


Ngày 10 tháng 7 năm 2024 Trung tâm kiểm soát bệnh tật Cần Thơ đã ban hành công văn số 1160/KSBT-TTGDSK Về việc tăng cường công tác truyền thông phòng, chống bệnh Bạch hầu.

Bệnh Bạch hầu là bệnh truyền nhiễm, lây theo đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp. Bệnh rất nguy hiểm, dễ gây thành dịch và có tỷ lệ tử vong cao. Theo thông tin giám sát bệnh truyền nhiễm của Bộ Y tế, hiện tại, đã có ca bệnh bạch hầu xuất hiện ở 2 tỉnh Nghệ An và Bắc Giang, trong đó đã có ca tử vong và nhiều ca nghi ngờ do tiếp xúc gần với ca bệnh, nguy cơ bệnh lây lan ra cộng đồng rất cao.

Bệnh Bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc ở hầu họng, thanh quản, mũi. Bệnh có thể xuất hiện ở da, các màng viêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục. Đây là một bệnh vừa nhiễm khuẩn vừa độc do các tổn thương nghiêm trọng của bệnh, chủ yếu là do ngoại độc tố của vi khuẩn Bạch hầu gây ra.

Triệu chứng Bệnh Bạch hầu

Người bệnh mắc bệnh Bạch hầu điển hình như: sốt nhẹ, ho, khan tiếng dẫn đến chán ăn, sau 2-3 ngày xuất hiện giả mạc màu trắng ngà, dai bám chặt vào mặt sau hoặc lan rộng hai bên thành họng dễ chảy máu. Đây là một trong những triệu chứng phổ biến để nhận biết của bệnh. Bệnh có thể qua khỏi hoặc tử vong chỉ trong 6-10 ngày.

Đường lây truyền của Bệnh Bạch hầu

Lây theo đường hô hấp do người bệnh, người lành mang vi khuẩn Bạch hầu, nói, ho, hắt hơi... và theo giọt bắn vi khuẩn hòa vào không khí, khi người lành hít phải.

Lây lan bởi các dụng cụ, đồ dùng trong sinh hoạt của trẻ hoặc mặt sàn (sàn nhà, tay vịn cầu thang...) do người bị bệnh Bạch hầu sử dụng.

 

 

 

 

 


        Biện pháp phòng chống:

Điều trị Bệnh Bạch hầu:

Người bệnh cần được điều trị tích cực tại cơ sở y tế. Điều trị trễ có thế gây biến chứng nguy hiểm về tim mạch, thần kinh, thận, tắc nghẽn đường thở dẫn đến hôn mê và tử vong.

         Những điều Người bệnh cần lưu ý:

1. Ăn theo chế độ ăn mềm: Bệnh bạch hầu thanh quản gây đau họng và khó nuốt, nên ăn thực phẩm mềm và lỏng

2. Cách ly Người bệnh để giảm sự lây lan của bệnh.

3. Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân: thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, súc miệng, họng bằng các dung dịch sát khuẩn mũi họng thông thường.

4. Nghỉ ngơi đầy đủ.

Bạch hầu là một bệnh bắt buộc phải khai báo. Tất cả Người bệnh viêm họng giả mạc nghi Bạch hầu được vào viện để cách ly đường hô hấp nghiêm ngặt cho đến khi có kết quả xét nghiệm hai lần âm tính (mỗi mẫu bệnh phẩm phải lấy cách nhau 24h).

Bệnh Bạch hầu là một bệnh nhiễm khuẩn nguy hiểm cần được quản lý chặt chẽ và phòng bệnh hiệu quả. Việc tuyên truyền Giáo dục sức khỏe, duy trì vệ sinh phòng bệnh, tiêm vaccine đầy đủ. Quản lý nghiêm ngặt người bệnh cùng những người tiếp xúc là những biện pháp cơ bản nhưng quan trọng để ngăn chặn sự lây lan của bệnh. Chỉ bằng cách thực hiện đúng các biện pháp này chúng ta mới có thể bảo vệ sức khỏe cộng đồng và giảm thiểu nguy cơ phát bệnh Bạch hầu.




Tổ Truyền Thông – Giáo Dục Sức Khỏe




 


Tìm kiếm

SẢN PHẨM MỚI

tin tức & sự kiện


Đơn vị trực thuộc