Hàng năm đã có hàng trăm vụ cháy được nhân dân, lực lượng phòng cháy chữa cháy tại chỗ phát hiện, dập tắt kịp thời góp phần kiềm chế vụ cháy và thiệt hại do cháy gây ra. Với tình hình đó, ngày 02 tháng 10 năm 2024, Sở Y tế thành phố Cần Thơ đã ban hành công văn số 4403/SYT-VP V/v triển khai Công văn số 4013/UBND-NC ngày 18/9/2024 của UBND thành phố V/v tổ chức các hoạt động hưởng ứng ngày toàn dân phòng cháy, chữa cháy và Tháng an toàn phòng cháy, chữa cháy.

1. Ý nghĩa của ngày toàn dân phòng cháy chữa cháy
Xuất phát từ lý do hỏa hoạn, cháy nổ có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong đời sống hằng ngày, do đó công tác phòng cháy chữa cháy là một việc làm rất quan trọng và cần thiết và mỗi người cần nâng cao ý thức tự giác, trách nhiệm của bản thân trong công tác phòng cháy chữa cháy.
Ý nghĩa của “ngày toàn dân phòng cháy chữa cháy” chính là hoạt động của đông đảo quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo để thực hiện các hoạt động phòng cháy chữa cháy và góp phần đẩy mạnh phong trào quần chúng.
Bên cạnh đó, việc cần thiết xây dựng phong trào toàn dân tham gia hoạt động phòng cháy chữa cháy là vì đây là biện pháp thường xuyên, lâu dài, mang tính chiến lược trong quản lý công tác phòng cháy chữa cháy.
2. Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động phòng cháy, chữa cháy
- Cố ý gây cháy, nổ làm tổn hại đến tính mạng, sức khoẻ con người; gây thiệt hại tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân; ảnh hưởng xấu đến môi trường, an ninh và trật tự an toàn xã hội.
- Cản trở các hoạt động phòng cháy và chữa cháy; chống người thi hành nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy.
- Lợi dụng phòng cháy và chữa cháy để xâm hại tính mạng, sức khỏe con người; xâm phạm tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức và cá nhân.
- Báo cháy giả.
- Không báo cháy khi có điều kiện báo cháy; trì hoãn việc báo cháy.
- Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép chất nguy hiểm về cháy, nổ.
- Mang hàng và chất dễ cháy, nổ trái phép vào nơi tập trung đông người.
- Thi công công trình có nguy hiểm về cháy, nổ, nhà cao tầng, trung tâm thương mại mà chưa có thiết kế được duyệt về phòng cháy và chữa cháy; nghiệm thu và đưa vào sử dụng công trình có nguy hiểm về cháy, nổ, nhà cao tầng, trung tâm thương mại khi chưa đủ điều kiện bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
- Chiếm đoạt, hủy hoại, làm hư hỏng, tự ý thay đổi, di chuyển, che khuất phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy, biển báo, biển chỉ dẫn; cản trở lối thoát nạn.
- Hành vi khác vi phạm quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
3. Những việc cần làm khi xảy ra cháy

4. Biện pháp cơ bản trong chữa cháy
- Huy động nhanh nhất các lực lượng, phương tiện để dập tắt ngay đám cháy.
- Tập trung cứu người, cứu tài sản và chống cháy lan.
- Thống nhất chỉ huy, điều hành trong chữa cháy.

Bệnh viện Y học cổ truyền với khẩu hiệu nhiệt liệt hưởng ứng “Ngày toàn dân phòng cháy chữa cháy - 04/10” nhằm nâng cao hiệu quả của công tác phòng cháy chữa cháy. Tích cực chú trọng thực hiện tốt công tác phòng cháy chữa cháy tại các khoa phòng và nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm về công tác PCCC cho cán bộ, viên chức, người lao động để chủ động, sẵn sàng ứng phó với các sự cố liên quan đến PCCC. Phòng cháy tốt, chữa cháy giỏi là thiết thực góp phần ổn định và phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội.