THÔNG TIN Y HỌC CHO BỆNH NHÂN

NGÀY MÔI TRƯỜNG THẾ GIỚI NĂM 2025
[ Cập nhật vào ngày (13/06/2025) ]


NGÀY MÔI TRƯỜNG THẾ GIỚI NĂM 2025

Ngày 05 tháng 6 hằng năm trở nên ý nghĩa và quan trọng đối với môi trường trên toàn thế giới bởi đây chính là “Ngày Môi trường Thế giới”. Bộ Y tế ban hành công văn số 3349/BYT-PB ngày 02/6/2025 về việc tổ chức hoạt động hưởng ứng ngày môi trường thế giới, tháng hành động vì môi trường năm 2025.

1.jpg

Theo báo cáo của UNEP, mỗi năm thế giới sản xuất khoảng 430 triệu tấn nhựa, trong đó hơn 2/3 là các sản phẩm sử dụng một lần, nhanh chóng trở thành rác thải, gây ô nhiễm đại dương, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái và sức khỏe con người. Tại Việt Nam, ước tính phát sinh khoảng 1,8 triệu tấn rác thải nhựa mỗi năm, nhưng chỉ khoảng 27% được tái chế, phần lớn còn lại bị chôn lấp hoặc đốt bỏ, gây lãng phí tài nguyên và tiềm ẩn nhiều rủi ro môi trường.

Nguồn gốc của ngày Môi trường Thế giới

Về nguồn gốc, ngày Môi trường Thế giới được tổ chức lần đầu tiên vào ngày 5/6/1972 tại Stockholm của Thụy Điển. Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (United Nations Environment Programme) đã chính thức công bố sự kiện trọng đại này và được hơn 150 quốc gia trên thế giới hưởng ứng từ năm 1972 đến nay.

2.jpg

 

Vào dịp này, các hoạt động bảo vệ môi trường sẽ được đẩy mạnh tổ chức trong tuần lễ quanh ngày 05 tháng 6. Lễ kỷ niệm sẽ được tổ chức ở nhiều quốc gia khác nhau vào mỗi năm. Từ năm 1982, Việt Nam cũng đã hưởng ứng các hoạt động kỷ niệm Ngày Môi trường Thế giới trong phạm vi cả nước. Hàng năm Bộ Tài nguyên và Môi trường thường phối hợp với các cơ quan liên quan phát động và tổ chức sôi nổi ngày lễ này ở tất cả các tỉnh thành trên cả nước với các hoạt động như tổ chức các chiến dịch làm sạch đẹp môi trường sống, môi trường làm việc… và cũng chọn ra một địa phương đại diện làm nơi tổ chức các hoạt động trọng tâm cho cả nước.

Ý nghĩa ngày Môi trường Thế giới

Ngày Môi trường Thế giới có ý nghĩa cực kỳ lớn đối với môi trường sống của con người trên toàn thế giới. Đây chính là sự kiện giúp cả thế giới cùng nhau khơi lại nguồn cảm hứng, thúc đẩy tư tưởng và hướng về môi trường sống, cùng nhau chung tay thực hiện các hoạt động thiết thực để bảo vệ môi trường.

Ngày Môi trường Thế giới 05 tháng 6 năm 2025 do Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) phát động với chủ đề “Chống ô nhiễm nhựa” (Beat Plastic Pollution), nhằm kêu gọi cộng đồng toàn cầu hành động quyết liệt để giải quyết rác thải nhựa - một trong những thách thức môi trường cấp bách nhất hiện nay. Đây là lần thứ hai trong vòng ba năm (2023-2025) chủ đề này được lựa chọn, thể hiện rõ tính ưu tiên toàn cầu trong kiểm soát ô nhiễm nhựa, đồng thời tái khẳng định cam kết sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ đa dạng sinh học, nâng cao khả năng thích ứng, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và tăng cường hợp tác khu vực, quốc tế, hướng tới nền kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững.

4.jpg

Tiếp tục hoàn thiện và ban hành đồng bộ các quy định, cơ chế, chính sách ưu đãi nhằm thúc đẩy doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường, thay thế cho sản phẩm nhựa sử dụng một lần và túi ni lông khó phân hủy; hỗ trợ phân loại - thu gom - tái chế chất thải hiệu quả, đặc biệt là chất thải nhựa, hướng tới mô hình kinh tế tuần hoàn

https://tainguyenmoitruong.gov.vn/file/e7837c027c963c7f017d6f9413cd5037/052025/rac-thai-nhua1_20250521143607.jpg

Công văn số 2141/BNNMT-VP  ngày 16 tháng 5 năm 2025 của Bộ Nông nghiệp và môi trường có nêu về các thông điệp Ngày Môi trường Thế giới 2025 như sau:

Thông điệp trọng tâm

- Vì một Việt Nam không rác thải nhựa - Hành động hôm nay, sống xanh mai sau.

- Giảm chất thải nhựa - Giữ rừng, giữ biển, giữ tương lai.

- Hành động xanh - Mỗi người dân là một chiến binh bảo vệ môi trường.

- Phân loại tại nguồn - Bước nhỏ, chuyển đổi lớn.

- Sống xanh là lựa chọn cho sức khỏe và tương lai.

- Doanh nghiệp tuần hoàn - Sản phẩm xanh - Hành tinh sạch.

- Không xả rác - Không nhựa thải - Không thờ ơ với môi trường.

Thông điệp Ngày Môi trường Thế giới 5/6/2023: Đánh bại ô nhiễm rác thải nhựa  - XÃTÓCTIÊN.COM

Một trong những nội dung chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường tại Công văn 2141/BNNMT-VP năm 2025 nhằm hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới và Tháng hành động vì môi trường năm 2025 là tổ chức Tháng cao điểm hành động vì môi trường năm 2025 gắn với chiến dịch toàn quốc “Chung tay giảm thiểu rác thải nhựa -Lan tỏa lối sống xanh”.

Tác hại của rác thải nhựa

- Ô nhiễm nước: Nhựa vứt xuống sông, hồ, biển có thể tồn tại rất lâu, làm nước bị ô nhiễm và ảnh hưởng đến sinh vật dưới nước.

- Ô nhiễm không khí: Khi bị đốt, nhựa phát ra khí độc như dioxin, furan, gây hại cho con người và làm ô nhiễm không khí.

- Nuốt phải nhựa: Rất nhiều động vật như cá, rùa, chim biển nhầm lẫn nhựa là thức ăn, dẫn đến ngạt thở, tắc ruột và chết.

- Vi nhựa xâm nhập cơ thể: Vi nhựa (microplastic) đã được phát hiện trong nước uống, muối biển và thực phẩm. Chúng có thể tích tụ trong cơ thể và gây rối loạn nội tiết, ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, sinh sản, thần kinh,...

- Chất độc từ nhựa: Một số loại nhựa chứa BPA, phthalates... có thể gây ung thư, dị tật bẩm sinh và các bệnh mãn tính nếu tiếp xúc lâu dài.

Biện pháp giảm thiểu rác thải nhựa

Giảm thiểu rác thải nhựa là một trong những cách hiệu quả để bảo vệ môi trường, đặc biệt là đại dương và hệ sinh thái.

1. Hạn chế sử dụng nhựa dùng một lần

- Không sử dụng ống hút nhựa, túi nilon, hộp xốp.

- Mang theo bình nước cá nhân thay vì mua nước đóng chai.

- Dùng hộp, túi vải hoặc túi giấy khi đi chợ, siêu thị.

2. Tái sử dụng và tái chế

- Tái sử dụng chai lọ, hộp nhựa nếu có thể.

- Phân loại rác tại nguồn để nhựa có thể được đưa vào quy trình tái chế đúng cách.

3. Chuyển sang sản phẩm thay thế thân thiện với môi trường

- Dùng ống hút inox, tre, giấy thay vì ống hút nhựa.

- Dùng bàn chải đánh răng bằng tre, dao – muỗng – nĩa bằng gỗ.

- Sử dụng màng bọc thực phẩm bằng sáp ong thay cho màng bọc nhựa.

4. Hạn chế mua sắm các sản phẩm đóng gói quá nhiều nhựa

- Ưu tiên mua sản phẩm đóng gói bằng giấy, thủy tinh, hoặc vật liệu dễ phân hủy.

- Mua hàng số lượng lớn thay vì mua lẻ nhiều lần để giảm bao bì.

5. Tuyên truyền và tham gia hoạt động cộng đồng

- Tham gia các chiến dịch dọn rác, đổi rác lấy quà, workshop tái chế.

- Chia sẻ thông tin với người thân, bạn bè về tác hại của rác thải nhựa.

6. Hỗ trợ các thương hiệu bền vững

- Mua hàng từ các công ty cam kết giảm nhựa, tái chế, sử dụng vật liệu thân thiện.

- Ưu tiên các sản phẩm refill (có thể châm lại) thay vì mua chai mới.

Ngày Môi trường thế giới 2023: Nỗ lực toàn cầu đánh bại ô nhiễm rác thải  nhựa

Sự kiện này làm cho các vấn đề môi trường mang tính nhân văn; trao quyền cho mọi người để trở thành tác nhân tích cực của quá trình phát triển bền vững và bình đẳng; nâng cao hiểu biết của các cộng đồng về vai trò then chốt làm thay đổi hành vi hướng tới các vấn đề môi trường; ủng hộ mối cộng tác để đảm bảo rằng, tất cả các quốc gia và các dân tộc được hưởng một tương lai an toàn và thịnh vượng hơn                           




Tổ Truyền Thông – Giáo Dục Sức Khỏe




 


Tìm kiếm

SẢN PHẨM MỚI

tin tức & sự kiện


Đơn vị trực thuộc