Thông tin dược

VỊ THUỐC CÂU KỶ TỬ
[ Cập nhật vào ngày (25/04/2025) ]


VỊ THUỐC CÂU KỶ TỬ

Câu kỷ tử là vị thuốc bồi bổ sức khỏe, tăng cường chức năng thận, làm sáng mắt. Trong những bài thuốc về Y học cổ truyền thì đây là vị thuốc thường gặp trong bài thuốc bổ thận, cường dương, sinh tinh và điều trị hiếm muộn.

MÔ TẢ VỀ DƯỢC LIỆU CÂU KỶ TỬ

Tính vị: có vị ngọt, tình bình.

Quy kinh: quy vào kinh Thận, Phế, Can

Đặt điểm tự nhiên

Câu Kỷ Tử: Công Dụng, Liều Dùng & Cách Sử Dụng Hiệu Quả

Câu kỷ tử tươi

Kỷ tử thuộc họ Cà, tên khoa học là Fructus Lycii và trong dân gian còn được gọi bằng câu khởi, khủ khởi, câu kỷ tử ninh hạ hay địa cốt tử... Loài cây này mọc thẳng đứng, thân mềm và cao khoảng 50 - 150cm. Lá cây mọc đơn, so le nhau, dài như hình lưỡi mác. Lá mọc sát cành cây, gần như không có cuống, hai mặt lá nhẵn dài khoảng 2-6cm, rộng khoảng 0.6-2.5cm. Hoa mọc đơn lẻ ở phần nách lá, có màu tím đỏ phơn phớt. Quả có hình trứng nhỏ và thuôn dài. Khi kỷ tử đã chín quả chuyển dần sang màu đỏ thẫm, có kích thước khoảng 0.5-2cm, thịt đỏ mềm, mọng. Bên trong có màu nâu sẫm và thân dẹt.

Bộ phận sử dụng: Quả. Khi chín quả thường chuyển thành màu đỏ cam, đỏ tươi và vỏ ngoài nhăn nheo, hình dáng thon dài, nhỏ bé (kích thước từ 0,5 - 2cm), sờ vào có cảm giác mọng, mềm.

Phân bố

Thường mọc nhiều ở tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam như Lào Cai, Lai Châu..

Chế biến

Thu hoạch quả vào tháng 9- tháng 10 hàng năm bởi thời gian này quả đã chín và hàm lượng dược chất cao. Để bảo quản trong thời gian dài, quả Câu kỷ tử thường được đem phơi khô trong chỗ bóng mát. Đến khi vỏ ngoài của quả nhăn lại mới đem phơi dưới trời nắng to trong 4-5 ngày.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Câu kỷ tử có chứa hoạt chất là betaine giúp cải thiện tình trạng nếp nhăn nên được nhiều chị em phụ nữ ưa chuộng.

Trong quyển Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, kỷ tử chứa một hàm lượng lớn chất béo, có lợi, protein và axit linoleic,...

Trong Nghiên cứu đó là: mỗi 100g kỷ tử, có150mg canxi, photpho 6,7mg, caroten 3,96mg cùng 18 loại axit amin, các chất khoáng khác như sắt, kẽm, phốt pho và vitamin B12.

Phần quả là bộ phận được sử dụng nhiều nhất để làm thuốc

Câu kỷ tử khô

CÔNG DỤNG

Theo y học cổ truyền

- Cường thịnh âm đạo và bổ ích tinh huyết;

- An thần, minh mục, bổ ích tinh bất lúc;

- Nhuận phế, tư thận;

- Nhuận phế, sinh tân, bổ thận, ích khí;

- Bổ thận, can, nhuận phế, minh mục, sinh tinh huyết;

- Tu dưỡng can thận.

Theo y học hiện đại

- Điều tiết và tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể

- Tăng cường khả năng hoạt động của hệ thống nội tiết của cơ thể.

- Bảo vệ chức năng gan, ức chế sự lắng đọng lipid trong gan và đẩy nhanh tốc độ tái sinh tế bào gan.

- Điều chỉnh rối loạn lipid trong máu.

- Làm chậm hay giảm thiểu sự hình thành những mảng xơ vữa trong huyết quản.

- Điều hòa huyết và giãn mạch.

- Làm nhanh tốc độ tạo huyết của tủy xương.

- Trẻ hóa và làm chậm quá trình lão hóa trong cơ thể.

- Ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, ngăn ngừa phóng xạ bên trong cơ thể.

- Hạ đường huyết tốt.

LIỀU LƯỢNG VÀ CÁCH DÙNG

Cách dùng: dưới dạng thuốc sắc, rượu uống hoặc phối hợp các vị thuốc khác.

Rượu trắng kỷ tử: Kỷ tử 50g, rượu trắng 500ml. Ngâm 7-10 ngày là dùng được. Uống ngày 10 - 20ml, chia làm 2 - 3 lần. (Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị hoa mắt chóng mặt, lưng đau gối mỏi, liệt dương, dưỡng huyết, bổ huyết.)

Rượu kỷ tử sinh địa: Kỷ tử 250g, sinh địa 300g, rượu trắng 1500ml. Ngâm đủ 15 ngày đem uống. Mỗi lần uống 10 - 20ml, chia 2 lần vào bữa sớm, bữa tối. (Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị chứng phiền nhiệt đau đầu, mắt kém, yếu sinh lý, cơ thể đau nhức lúc nặng lúc nhẹ.)

Tăng cường thị lực: Dùng kỷ tử 10g, cúc hoa 10g. Đem hãm với nước sôi trong bình kín.

Làm đẹp: Dùng 15g quả kỷ tử đem rửa sạch, cho kỷ tử vào bình đựng, hãm với nước sôi trong vòng 15 - 20 phút, sau đó cho ra uống.

Chữa thần kinh suy nhược, mất ngủ hay mệt mỏi: Kỷ tử tươi 500g, giã dập cho vào túi vải và ngâm với 2 lít rượu trong bình kín, thời gian 2 tuần. Mỗi lần uống 30 ml và ngày dùng 1 - 2 lần.




Tổ Truyền Thông – Giáo Dục Sức Khỏe




 


Tìm kiếm

SẢN PHẨM MỚI

tin tức & sự kiện


Đơn vị trực thuộc