THÔNG TIN Y HỌC CHO BỆNH NHÂN

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC ĐẢM BẢO AN TOÀN THỰC PHẨM, PHÒNG CHỐNG NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM MÙA NẮNG NÓNG
[ Cập nhật vào ngày (09/05/2024) ]


Hiện nay, vào mùa nắng nóng, nhiệt độ và độ ẩm tăng cao là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây hại phát triển, thực phẩm dễ hư hỏng, làm nguy cơ ngộ độc thực phẩm có chiều hướng gia tăng do điều kiện thời tiết thuận lợi cho sự phát triển của động thực vật chứa độc tố tự nhiên; ô nhiễm môi trường; nhu cầu sử dụng các thực phẩm tươi sống, thức ăn đường phố, nước giải khát, nước đá tăng cao ở cả gia đình, bếp ăn tập thể, bữa ăn đông người du lịch... tại một số tỉnh nhiều, nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe của người dân.

Tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm năm 2024

Để chủ động bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm trong mùa nắng nóng chúng ta cần:

1. Chọn thực phẩm an toàn. Chọn thực phẩm tươi. Rau, quả ăn sống phải được ngâm và rửa kỹ bằng nước sạch.

Quả nên gọt vỏ trước khi ăn. Thực phẩm đông lạnh để tan đá, rồi làm đông đá lại là kém an toàn.

2. Nấu chín kỹ thức ăn. Nấu chín kỹ hoàn toàn thức ăn là bảo đảm nhiệt độ trung tâm thực phẩm phải đạt tới trên 70°C.

3. Ăn ngay sau khi nấu. Hãy ăn ngay sau khi vừa nấu xong vì thức ăn càng để lâu thì càng nguy hiểm.

4. Bảo quản cẩn thận các thức ăn đã nấu chín. Muốn giữ thức ăn quá 5 tiếng đồng hồ, cần phải giữ liên tục nóng trên 60°C hoặc lạnh dưới 10°C. Thức ăn cho trẻ nhỏ không nên dùng lại.

5. Nấu lại thức ăn thật kỹ. Các thức ăn chín dùng lại sau 5 tiếng và nhất thiết phải được đun kỹ lại.

6. Tránh ô nhiễm chéo giữa thức ăn chín và sống với bề mặt bẩn. Thức ăn đã được nấu chín có thể bị nhiễm mầm bệnh do tiếp xúc trực tiếp với thức ăn sống hoặc gián tiếp với các bề mặt bẩn (như dùng chung dao, thớt để chế biến thực phẩm sống và chín).

7. Rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và sau mỗi lần gián đoạn để làm việc khác. Nếu bạn bị nhiễm trùng ở bàn tay, hãy băng kỹ và kín vết thương nhiễm trùng đó trước khi chế biến thức ăn.

8.  Giữ sạch các bề mặt chế biến thức ăn. Do thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, bất kỳ bề mặt nào dùng để chế biến thức ăn cũng phải được giữ sạch. Khăn lau bát đĩa cần phải được luộc nước sôi và thay thường xuyên trước khi sử dụng lại.

9.  Che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và các động vật khác. Che đậy giữ thực phẩm trong hộp kín, chạn, tủ kính, lồng bàn... Đó là cách bảo vệ tốt nhất. Khăn đã dùng che đậy thức ăn chín phải được giặt sạch lại.

10. Sử dụng nguồn nước sạch an toàn. Nước sạch là nước không màu, mùi, vị lạ và không chứa mầm bệnh.

 Hãy đun sôi trước khi làm đá uống. Đặc biệt cẩm thận với nguồn nước dùng nấu thức ăn cho trẻ nhỏ.

Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm:

1. Thực hiện nghiêm túc các quy định về điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

2. Bảo quản thực phẩm đúng cách, đảm bảo an toàn vệ sinh.

3. Phân loại thực phẩm chín và sống, thực phẩm tươi sống và đã qua chế biến.

4. Sử dụng nguồn nước sạch để chế biến thực phẩm.

5. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch trước khi chế biến thực phẩm.

6. Che đậy thực phẩm khi chế biến và bảo quản.

7. Không sử dụng thực phẩm đã bị ôi thiu, nấm mốc.

8. Không sử dụng hóa chất độc hại để bảo quản thực phẩm.

 Việc tăng cường công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm mùa nắng nóng là trách nhiệm của các cơ quan chức năng và của mỗi cá nhân. Mỗi người dân cần nâng cao ý thức về an toàn thực phẩm để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.




Tổ Truyền Thông – Giáo Dục Sức Khỏe




 


Tìm kiếm

SẢN PHẨM MỚI

tin tức & sự kiện


Đơn vị trực thuộc