CHỦ ĐỘNG THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ
Trong thời gian gần đây bệnh đau mắt đỏ (viêm kết mạc cấp) đã bùng phát thành dịch ở một số tỉnh, thành phố trong nước. Ghi nhận tại TP. Hồ Chí Minh có khoảng hơn 71.740 lượt khám viêm kết mạc tại các có sở khám, chữa bệnh. Nhằm chủ phòng, chống bệnh đau mắt đỏ người dân cần nhận biết các dấu hiệu về bệnh đau mắt đỏ.
Bệnh đau mắt đỏ là gì?
Đau mắt đỏ (hay viêm kết mạc) ) là bệnh do Enterovirus và Adenovirus là 2 tác nhân chính gây ra bệnh đau mắt đỏ, xảy ra khi lớp màng trong suốt trên bề mặt nhãn cầu (lòng trắng mắt) và kết mạc mi gặp phải tình trạng viêm nhiễm. Bệnh có thể gặp ở tất cả mọi đối tượng: trẻ em, người trưởng thành, người già... Bệnh lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp, gián tiếp với dịch tiết từ mắt qua bàn tay nhiễm vi rút hoặc dùng chung đồ dùng, vật dụng bị nhiễm mầm bệnh.
Triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ
Những dấu hiệu điển hình của bệnh bao gồm:
- Mắt ngứa, cộm như có hạt bụi trong mắt
- Mắt đỏ
- Mắt tiết nhiều ghèn, chảy nước mắt
- Mi mắt sưng nề, đau nhức
- Có thể kèm theo các biểu hiện khác như: mệt mỏi, sốt nhẹ, đau họng, ho, nổi hạch sau tai
Các biện pháp để phòng chống lây lan bệnh đau mắt đỏ
Các biện pháp phòng, chống láy lan bệnh đau mắt đỏ ( thường gặp Adenovirus):
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, nước sạch.
- Không đưa tay lên dụi mắt, mũi , miệng.
- Không dùng chung vật dụng cá nhân như lọ thuốc nhỏ mắt, khăn mặt, kính mắt, khẩu trang...
- Vệ sinh mắt, mũi, họng hằng ngày bằng nước muối sinh lý, các thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi thông thường.
- Sử dụng xà phòng hoặc các chất sát khuẩn thông thường sát trùng các đồ dùng, vật dụng của người bệnh.
- Hạn chế tiếp xúc với người bệnh hoặc người ghi ngờ bệnh đau mắt đỏ.
- Người bệnh, người ghi bị bệnh đau mắt đỏ cần hạn chế tiếp xúc với người khác.
- Người có dấu hiệu đau mắt đỏ cần đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị kịp thời, không tự ý điều trị khi chưa có hướng dẫn của cán bộ y tế để tránh biên chứng nặng.
- Khi phát hiện học sinh có các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mõi, đau họng, có ghèn dính mí khó mở mắt, nổi hạch trước tai hoặc dưới hàm,.. cần hướng dẫn trẻ đi khám ngay tại các cơ sở khám chữa bệnh để được khám, tư vấn, điều trị kịp thời. Không tự ý điều trị khi chưa có hướng dẫn của cán bộ y tế để tránh biến chứng nặng. Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ có chỉ định cho trẻ nghỉ học để tránh lây lan. Đồng thời thông báo kết quả khám bệnh cho cơ sở giáo dục và giáo viên chủ nhiệm để quản lý.
- Trong trường hợp phát hiện ca bệnh đau mắt đỏ trong lớp học cần sử dụng xà phòng hoặc các chất sát khuẩn thông thường để sát trùng và các đồ dùng, bàn ghế của học sinh; thông báo cho Trung tâm Y tế và Trạm Y tế để phối hợp xử lý.
- Đẩy mạnh công tác truyền thông phòng chống bệnh đau mắt đỏ bằng nhiều hình thức cho Giáo viên, nhân viên nhà trường, học sinh và phụ huynh. Cơ sở giáo dục thông báo cho phụ huynh của học sinh mắc bệnh đau mắt đỏ có chỉ định nghỉ học không đến trường khi hết bệnh.
“CÙNG CHUNG TAY PHÒNG BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ,
VÌ MỘT ĐÔI MẮT KHỎE MẠNH”